Cây Dớn
Cây Dớn
1 đ1 đ
Cây dớn có nại hình bên nài gần giống cây dương xỉ nhưng kích thước nhỏ hơn với cành dài mang lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh như tán một cây dù. Với hình dáng đặc biệt của mình thì cây dớn cũng được ưa chuộng trong trang trí nhà cửa, nại thất và sân vườn
Cây Dớn Cảnh - Vườn ươm nhiệt đới cung cấp các loại cây nhiệt đới uy tín tại Hà Nội
Nguồn gốc
Chi Dương xỉ lá kép đôi có khoảng 400 loài ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và lan rộng đến vùng ôn đới Cựu và Tân thế giới.
Cây Rau dớn là một dạng cây dương xỉ ăn được tìm thấy trên Châu Á và Châu Đại Dương. Loài này phân bố ở Á châu nhiệt đới và đến Polynêdi, cũng gặp ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.
Rau dớn là một loại rau chỉ có ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, nó cũng thường mọc nhiều ở bờ suối, bờ khe, những nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời, dớn rừng mọc hoang dại dọc khe suối, bên những tảng đá. Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Ở một số nơi, rau dớn mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Đặc biệt rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi nuôi trồng được do vậy rau dớn không có ở đồng bằng, chỉ có ở vùng núi và những nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp nơi có độ ẩm ướt cao.
Rau dớn mọc phổ biến trong rừng và những nơi ẩm ướt
Ở Việt Nam Rau dớn mọc phổ biến nơi ẩm ướt, ở miền đồng bằng cho tới miền núi từ độ cao 1000-1200m, trong các trảng cỏ, ven rừng ẩm, ven suối ở nhiều nơi. Những nơi có nhiều rau dớn mọc hoang như vùng ghềnh đá soông Tranh cạnh những dòng sông, ngọn suối và vùng Đông Giang, Tây Giang, Hoà Bắc, Hoà Phú (Đà Nẵng), và ở vùng trung du Quảng Nam như Quế Đức, Hiệp Đức và ở Tây Nguyên, Bắc Cạn...
Loại rau rừng này có giá trị sử dụng trong y học và được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản. Gần đây, nó còn rất được ưa chuộng trong việc trồng làm tiểu cảnh trong nhà hoặc sân vườn vì hình dáng giống cây dương xỉ và đồng thời có công dụng nấu ăn.
Đặc điểm
Cây Rau dớn có nại hình bên nài gần giống cây dương xỉ nhưng kích thước nhỏ hơn với cành dài mang lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh như tán một cây dù.
Cây Rau dớn là loài dương xỉ có thân chính (thân rễ) nghiêng, hướng lên cao tới 15cm, thường bao phủ vẩy ngắn màu hung.
Cuống lá dài 60-100cm, dày, màu vàng lợt hoặc nâu đen và phủ vẩy ở gốc, phiến lá thay đổi tuỳ theo tuổi của cây, nhưng có thể dài tới 1,5m, các lá lược non kép lông chim một lần, các lá lược già kép lông chim hai lần, các lá chét bậc nhất ở dưới và ở trên đều chia thuỳ lông chim dài khoảng 8-10cm, rộng 2cm, các lá chét ở giữa lớn hơn, có cuống, chóp hình tam giác, các lá chét bậc hai gồm 8-10 cái mỗi bên, không cuống, thuôn hình ngọn giáo, gân liên kết hình lông chim với 6-10 gân con ở mỗi bên trong các thuỳ.
Cây có hình dạng gần giống cây dương xỉ
Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo, thông thường thì đoạn vòi cuốn, hình dạng như cái vòi voi, chưa mọc lá thì sử dụng trong ẩm thực nn, loại rau này mau hư và dập rau chịu đất ẩm, mọc quanh khe đá, bờ rừng.
Thuộc Bộ Dương xỉ nên cây rau dớn không có hoa thật, sinh sản hữu tính bằng bào tử phát trển ở mặt dưới của lá sinh sản khi cây già.
Ổ túi bào tử dài mỏng, nằm trên các gân con. Bào tử hình thận.
Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Có nơi, mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát.
Ngọn của cây rau dớn khi vào mùa lụt thì có hình dung non tơ mỡ màng, dễ gảy gọn khi bị gãy thì từ cơ thế ưa ứa dòng nhựa xanh trong. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt.
Cách trồng và chăm sóc
Đặc tính của loài cây này ưa ẩm ướt nhưng khả năng chịu ngập không cao. Chính vì thế, khi chuẩn bị đất hay chậu trồng bạn cần lưu ý điểm này. Nên trồng rau dớn ở nơi có thể chủ động nguồn nước tưới.
Hãy chuẩn bị loại đất giữ nước tốt, giàu mùn, độ pH từ 5 – 7 là phù hợp.
Đây là loại chậu phù hợp nhất bởi chúng có phần màn ngăn giúp thoát nước tốt, không gây úng ngập rau nhưng lại có khả năng bốc hơi nước trở lại môi trường đất giữ đất đủ ẩm để rau dớn sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là điều mà bạn dùng thùng xốp hay những chậu cây cảnh thông thường khó mà đạt được.
- Chuẩn bị giống
Đối với cây rau dớn, người ta thường dùng phương pháp nhân giống bằng việc tách chồi cây mẹ có sẵn trong tự nhiên. Sau khi tách chồi cây mẹ, cây giống sẽ được giâm ủ và chăm sóc trong vườn ươm đến khi có rễ khỏe mạnh và được 2 – 3 lá mới thì mới đem trồng.
Yêu cầu cây giống phải phát triển đồng đều để khi trồng chung một chậu chúng không cạnh tranh dinh dưỡng với nhau.
- Chọn thời điểm trồng rau
Để trồng rau dớn xanh tốt, dễ chăm sóc nhất, bạn nên chọn trồng vào mùa mưa. Vào mùa khô bạn không nên trồng chúng vì yêu cầu chăm sóc rất khó, cây không chịu được khí hậu nóng nên kém phát triển.
ơo
Dớn rất dễ trồng chỉ cần có nền đất ẩm
Tưới nước
Do nhu cầu nước của cây khá cao nên bạn lưu ý thường xuyên tưới nước để cây đủ độ ẩm. Mỗi ngày bạn nên tưới cây 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát. Không tưới nước vào ban đêm vì dễ tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển.
Đặc biệt, những ngày mưa bạn nên chú ý vấn đề thoát nước của chậu cây. Không nên ngâm cây trong nước quá lâu dễ bị ngập úng.
- Bón phân
Để cây phát triển tốt, bạn nhất định không được quên việc cung cấp dinh dưỡng thông qua phân bón cho cây.
Bạn nên dùng phân hữu cơ để bón cho cây nhằm cung cấp những nguyên tố vi lượng vào đất, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, giữ ẩm và cải tạo đất tốt nhất.
Những thời điểm bạn cần lưu ý để bón phân cho rau dớn là: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa. Tốt nhất là bón phân sau khi trời mưa.
Bạn có thể hòa loãng phân vào nước rồi tưới nhẹ nhàng vào gốc rau.
- Làm cỏ, tỉa cành lá
Đây là việc làm không kém phần quan trọng để cây sinh trưởng tốt, không bị cỏ cạnh tranh dinh dưỡng. Hơn nữa, môi trường gốc cây sạch cỏ dại sẽ không thuận lợi cho những loại sâu bệnh tấn công.
Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên tỉa bỏ những cành lá già thì cây rau dớn sẽ tăng khả năng cho chồi, thu hoạch được nhiều hơn.
Ứng dụng
Từ ý nghĩa vật chất, rau dớn trở thành biểu trưng của văn hoá, thành sự thiêng liêng của đời sống tâm linh. Vì là “rau vua” được mọi người ưa thích nên nó là đối tượng được miêu tả, phản ảnh trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc. Môtíp rau dớn khá phổ biến trong nghệ thuật trang trí, nó được thể hiện nơi cầu thang, hai bên cửa ra vào nhà ở, trên mái nhà mồ, nóc nhà rông…
Hiện nay, cây khá được ưa chuộng trong trồng làm cảnh vì có hình dáng giống cây dương xỉ mà lại có thêm công dụng trong nấu ăn.
Nài ra cây rau dớn còn là một nguyên liệu tuyệt vời trong các món ăn đặc sản:
1-Đọt lá non cây rau dớn có thể ăn sống
Đọt lá non của cây rau dớn uốn cong như vòi voi, khi lá chưa phát triển đọt mập, dòn có thể dùng để ăn sống với các loại rau rừng khác. Tuy nhiên do có chất nhớt nên ít được dùng để ăn sống.
2-Đọt cây rau dớn dùng làm nộm (gỏi)
Rau dớn được đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn chế biến thành nhiều món ăn như: Rau dớn xào tỏi, rau dớn xào cùng nước măng chua… nhưng có lẽ món nộm rau dớn luôn làm hài lòng những thực khách khó tính nhất. Làm món nộm không khó, rau dớn được lấy phần ngọn non, các lá bánh tẻ, rửa sạch.
3-Đọt lá non cây rau dớn dùng làm rau luộc
Đây là cách chế biến đơn giản nhất được sử dụng ở nhiều nước Châu Á.
Món này giàu dinh dưỡng có hương vị thơm nn với màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát... Rau dớn luộc vừa chín chấm với nước cá, nước thịt cũng là món khoái khẩu.
Vườn Cây Nhiệt Đới Hà Nội là nói cung cấp các loại cây cảnh nhiệt đới uy tín tại Hà Hội Quý khách hàng co nhu cầu tìm hiểu đặt mua cây cảnh nhiệt đới vui long liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí!
Giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội
– Thời gian đặt hàng, sản xuất nhanh nhất thị trường.
– Đóng gói, giao nhận hàng chuyên nghiệp và cẩn thận.
– Phương thức thanh toán linh hoạt, thuận tiện cho mọi khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Địa chỉ : Lô C2-2 Phố Lâm Hạ, Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 0911.887.113
Email: vuonnhietdoihanoi@gmail.com
Website: www.vuoncaynhietdoi.com
Tag: Cây Nhiệt Đới | Chậu Trồng Cây Cảnh Cao Cấp | Decor Cây Nhiệt Đới