Cây Ổ Rồng

Ổ Rồng Đại

1 đ1 đ

Cây Ổ rồng là một trong những loại cây phong thuỷ tượng trưng cho sự may mắn. Nếu lựa chọn vị trí cây phù hợp với mệnh của gia chủ, chúng còn được tin rằng sẽ đem tới tài lộc, bình yên cho gia đình.

CÂY Ổ RỒNG

Cây Ổ Rồng có dáng đẹp bởi thân lá đặc sắc, thường nổi bật trong các vườn lan dù không có hoa cũng chẳng có màu sắc đặc biệt.
Cây được treo trang trí trong những quán cà phê, nhà hàng,sân vườn biệt thự , nói chung là những nơi có không gian rộng.

Nguồn gốc

Cây Ổ Rồng hay gọi với tên khác là Quyết dẹt, Lan bắp cải, Lan tai tượng, Lan ổ rồng và Ổ phượng với tên khoa học là Platycerium grande có nguồn gốc rộng rãi ở vùng Đông Nam châu Á và Úc.

Cây là loài cây phân bố khắp các cao độ ở miền Nam nước ta như Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Phú Quốc…

Hiện tại ở nước ta gồm có 3 loại ổ rồng thường gặp, bao gồm Ổ rồng nhỏ/ ổ rồng tràng (Platycerium coronarium); Ổ rồng lớn/ Lan bắp cải/ Ổ rồng (Platycerium grande); Ổ rồng chẻ hai (Platycerium bifurcatum). Các loài ổ rồng này đều thuộc họ Dương xỉ.

Cây ổ rồng trong tự nhiên

Cây Ổ Rồng trong tự nhiên

Đặc điểm

Ổ rồng lớn là cây sống phụ sinh trên những cành lớn của các loài thực vật khác. Thân rễ, mọc bò và không có vảy/ lông. Lá có 2 loại, lá ở gốc có gân hình mắt chim, dài và rộng khoảng 40-90 cm, phân thùy sâu, có thùy nguyên hoặc rẽ đôi.

Lá này không bao giờ rụng mà thường chết khô trên cây sau đó lớp lá mới sẽ mọc bao ra nài.

Lá cũ chết khô trên cây và lá mới mọc ra

Lá cũ chết khô trên cây và lớp lá mới mọc bao ra nài

Loại lá sinh sản (chứa bào tử) có phiến lá xẻ sâu, rộng 2 – 4cm và dài từ 1 – 2m. Kẽ rẽ đôi của phiến lá có chứa ổ túi bào tử có hình thận và màu vàng nhạt.

Về sau những lá đã chết sẽ phân hoại tạo thành chất mùn giữ ẩm và các khoáng cây tích tụ được để nuôi cây mẹ.

Cây Ổ Rồng có thể chia làm 2 lọai đơn giản là lá đơn và lá kép. Lá kép thì lá sinh sản phân chia nhiều lần hơn.

Cách trồng và chăm sóc

Cây ổ rồng được nhân giống bằng bào tử trên lá hoặc phân chia thân cây

Cây không sử dụng đất để trồng, nài môi trường tự nhiên phần lớn sống bám vào thân cây trên cao. Là cây mọc hoang dại tự nhiên không muốn gò bó, thân rễ phải thoáng hoàn toàn. Khi trồng trang trí nhất là trang trại nhà màng hoặc trong nhà ở nên gắn trên một miếng ván gỗ hoặc thân cây lớn.

Nhu cầu chính là nước, thường xuyên làm sạch lá và giữ ẩm để giúp quang hợp tốt hơn. Khi trời mưa nhẹ nên mang cây ra nài khaonrg 30p. Dùng khăn lau sạch bụi trên lá. Khi tưới nước chỉ cần tưới cho cây ẩm, không nên làm nước đọng trên thân thường xuyên dễ gây bệnh nấm mốc.

Trong quá trình chăm sóc không nên xê dịch cây mà phải buộc cố định cho cây không bị rớt gãy lá cành. Bón phân và thay đất trồng là không cần thiết với cây. Nếu muốn cây xanh tốt hơn thì nên phun thuốc dưỡng lá hoặc bón phân tan chậm dùng cho lan.

 

Cây Ổ Rồng trồng bám trên thân cây 

Ứng dụng

Cây Ổ rồng là một trong những loại cây phong thuỷ tượng trưng cho sự may mắn. Nếu lựa chọn vị trí cây phù hợp với mệnh của gia chủ, chúng còn được tin rằng sẽ đem tới tài lộc, bình yên cho gia đình.
 
Với hình dáng đặc sắc hiếm loại cây nào bì được, Ổ rồng được dùng trang trí nội thất, đem lại cảnh quan tươi mát, độc đáo cho cả ngôi nhà.
 
Nài ra, cây ổ rồng không rụng lá mà dùng lá cũ nuôi lá non mọc ra mang ý nghĩa về sự tiếp nối, trường tồn.

Cây Ổ Rồng trồng làm cảnh trong khuôn viên sân vườn

Lá cây phát triển lớn, xẻ sâu, bề mặt nhẵn, không có lông không chỉ tạo dáng độc đáo còn có tác dụng thanh lọc không khí, tạo sự trong lành, tươi mát trong nhà

Trong đông y, ổ rồng còn là thảo dược sử dụng trong các bài thuốc tiêu phù, giảm ngứa, làm liền xương

Nhờ vẻ đẹp có một không hai, cây được sử dụng làm cảnh rộng rãi, trang trí chủ yếu ở quán cafe, trong sảnh lớn, tiểu cảnh sân vườn.

Tag: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây ổ rồng Chậu trồng cây siêu nhẹ composite cao cấp | Decor cây nhiệt đới