HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯƠNG XỈ
Ý Nghĩa và cách trồng chăm sóc cây Dương Xỉ
Dương xỉ là loài cây rất phổ biến ở Việt Nam có thể trồng trong nhà và nài vườn. Decor cho nhà hàng, quán café, trang trí cho trung tâm thương mại… cây dương xỉ cũng có nhiều giống loài. Dương xỉ thân gỗ, Dương xỉ đa thân, dương xỉ đơn thân, dương xỉ vua… Dưới nhiều hình dạng khác nhau, từ mỏng nhẹ đến dày và rậm rạp, tuy nhiên cách chăm sóc và nhu cầu của chúng đều tương tự nhau. Nói chung, dương xỉ ít cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, rất cứng cỏi nhưng đòi hỏi chút quan tâm của bạn để cây lớn và phát triển khỏe mạnh.
Cây dương xỉ thân gỗ
Ý Nghĩa Cây Dương Xỉ
Cây dương xỉ còn được biết đến với tác dụng chữa bệnh được sử dụng trong y học dân gian từ xưa. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy trong dương xỉ có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng chống nắng ngăn cản các tia UV từ mặt trời gây hại, bảo vệ sức khỏe con người.
Không chỉ dừng lại ở đó. Cây dương xỉ còn hiệu quả trong việc chữa vẩy nến và làm đẹp da. Nài ra người ta còn dùng dương xỉ để sơ cứu cầm máu trong trường hợp không có sẵn thuốc.
Dương xỉ là một máy lọc không khí hiệu quả
Dương xỉ được ví như chiếc máy lọc của tự nhiên. Loài cây này có khả năng lọc chất bẩn trong nước rất hiệu quả. Điều đó giải thích vì sao trong các bể nuôi cá hay bể nước sinh hoạt người ta trồng vài cây dương xỉ. Dương xỉ lọc tách asen ra khỏi nguồn nước, giúp cho nguồn nước sạch và trong hơn.
Không chỉ có tác dụng lọc nước mà cây dương xỉ còn có tác dụng lọc không khí. Quá trình trao đổi khí cây dương xỉ giúp hấp thu các bụi bẩn, chất độc hại như Aldehyde formic, đồng thời ức chế xylen và toluene từ các thiết bị điện tử trong nhà. Nhờ vậy bầu không khí xung quanh bạn trong sạch và tươi mát hơn.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Cây Dương Xỉ
Chọn đúng vị trí
Dương xỉ cần nhiều bóng râm và ánh sáng xung quanh (thay vì ánh nắng trực tiếp). Bạn cần đặt cây gần cửa sổ hướng về phía bắc. Cửa sổ hướng đông và tây quá gắt nắng. Bạn có thể đặt dương xỉ bên cửa sổ hướng nam nếu không có cửa sổ hướng bắc. Đặt cây cách cửa sổ một chút để cây được nhiều ánh sáng bao quanh hơn.
Cây dương xỉ ưa những khu vực độ ẩm không khí cao
Tăng cường độ ẩm trong khu vực trồng cho dương xỉ
Độ ẩm không khí cao là môi trường hoàn hảo cho giống dương xỉ ưa ẩm ướt. Có 2 cách giúp tăng độ ẩm cho dương xỉ là: Trồng chồng hai chậu hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Để trồng chồng hai chậu, bạn nên chọn chậu thứ hai lớn hơn chậu trồng chính. Lấp đầy rêu ngâm nước trong chậu trồng, sau đó đặt vào trong lòng chậu thứ hai. Lấp đất lên trên, cho thêm rêu ngâm vào chậu bên trong và đảm bảo làm ướt rêu sau vài ngày để duy trì độ ẩm.
Cách để Chăm sóc cây dương xỉ
Nếu dùng máy tạo độ ẩm, bạn nên đặt máy gần cây dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh.
Bạn cũng có thể phun sương nước ấm cho dương xỉ, nhưng cách vài ngày nên phun một lần để ngăn ngừa đốm lá.
Duy trì nhiệt độ
Hầu hết (không phải là tất cả) các loài dương xỉ trong nhà đều ưa khí hậu nhiệt đới. Đảm bảo nhà (hoặc ít nhất phòng trồng dương xỉ) duy trì ở nhiệt độ 21°C. Dương xỉ có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng sẽ không phát triển dưới điều kiện nhiệt độ quá thấp. Nếu nghi ngờ, bạn có thể tăng nhiệt độ lên.
Dương xỉ rất dễ trồng và chăm sóc
Cân nhắc đặt dương xỉ trong phòng tắm; Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng tắm thường cao hơn sau khi tắm vòi hoặc tắm bồn.
Tưới nước thường xuyên
Dương xỉ ưa không khí ẩm ướt và cũng rất thích đất ẩm. Đảm bảo đất trồng dương xỉ luôn luôn ẩm (nhưng không ngập úng nước). Có nghĩa là bạn nên tưới ít nước hàng ngày thay vì tưới nhiều nước nhưng không đều đặn.
Dương xỉ vua ưa ẩm bạn nên tưới ít nước hàng ngày
Bón phân cho dương xỉ mỗi tháng một lần
Bạn có thể đến các trung tâm ươm giống cây trồng để tìm phân bón dành riêng cho dương xỉ. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ người giúp. Phun phân bón lên dương xỉ mỗi tháng một lần để cung cấp dưỡng chất cho đất chậu. Tuy nhiên, bạn nên chờ ít nhất 6 tháng sau khi trồng dương xỉ trong chậu mới được bón phân.
Cắt bỏ phần cây bị chết hoặc bệnh
Dương xỉ trồng trong nhà có thể mắc một số bệnh nhưng có xu hướng cứng cỏi và có sức chống chịu cao. Nếu cây xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên cắt bỏ phần cây bị hư hại. Nếu dương xỉ bắt đầu chết do không được chăm sóc, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách dùng kềm cắt bỏ phần cây chết/hư hại. Nếu nguyên cây bị bệnh, bạn nên vứt cây đi để tránh lây bệnh cho những cây trồng trong nhà khác.
Thay chậu
Sau 1- 2 năm chúng ta nên thay chậu dương xỉ sẽ phát triển tốt hơn
Chuyển dương xỉ sang chậu khác sau 1 năm hoặc lâu hơn. Đến thời gian nào đó, dương xỉ sẽ phát triển vượt mức so với chậu trồng cũ. Thời gian cần chuyển chậu thường khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của dương xỉ. Tuy nhiên, bạn nên thay chậu lớn hơn sau 6 tháng.
Cây Dương xỉ vua
Trên đây là một số chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ thân gỗ trong nhà, bạn có thể áp dụng tương tự với các cây thuộc họ dương xỉ nhé. Chúc các bạn yêu thích cây xanh chăm sóc cây thật tốt để làm đẹp không gian sống của mình.